Vừa đi làm vừa kinh doanh riêng nộp thuế TNCN như thế nào?
ĐĂNG NGÀY 4/20/2022 9:24:40 AM

 

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất.

Cụ thể:

1./ Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 của Thông tư này, trừ các khoản giảm trừ sau:

a) Các khoản giảm trừ gia cảnh 

b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện

c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

2./ Thuế suất

Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần quy định tại Điều 22, Luật

Thuế TNCN

3./ Cách tính thuế

Thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. 

Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) Thuế suất tương ứng.

🗨️ Trong khi đó, theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 151/2014/TT-BTC:

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ các trường hợp:

✔️ Có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế/ bù trừ thuế vào kỳ sau.

✔️ Có thu nhập từ kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán.

Căn cứ các quy định trên, nếu người nộp thuế có 2 nguồn thu nhập trong năm bao gồm: 

✔️Thu nhập từ tiền lương, tiền công tại đơn vị khác;

✔️Thu nhập từ kinh doanh hộ cá thể, đã nộp thuế theo phương pháp khoán.

>>> Sẽ không phải khai quyết toán đối với khoản thu nhập từ kinh doanh hộ cá thể.

Như vậy, đối với khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương tại đơn vị khác thì sẽ chịu thuế TNCN và được tính theo quy định tại Tại Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC.