Trong những năm gần đây, vé điện tử đang trở nên khá phổ biến và dần được thay thế vé giấy truyền thống. Vậy tem vé điện tử có phải hóa đơn điện tử không?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Vé điện tử là gì?
Vé điện tử (E-ticket) là một loại vé kỹ thuật số thay thế cho hình thức vé giấy trước đây. Vé điện tử được nhận qua các thiết bị điện tử và thường là 1 tập tin văn bản hoặc pdf để gửi cho người mua vé qua Email, Fax, Tin nhắn SMS hoặc thanh toán tiền và chờ người giao vé.
Ngày nay, vé điện tử được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực hàng không. Toàn bộ thành viên của IATA (International Air Transport Association) – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế đều sử dụng loại vé điện tử.
Ngoài ra, vé điện tử còn được áp dụng tại một số lĩnh vực như: vé tàu điện tử, vé điện thoại, vé xem phim, giải trí điện tử.
2. Những tiện ích của vé điện tử so với hình thức vé giấy
Việc vé điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến và dần thay thế cho vé giấy chính là bởi những tiện ích vượt trội mà nó đem lại. Sau đây, ĐLT Tín Tâm Việt xin chia sẻ một số ưu điểm của vé điện tử như sau:
Quản lý dễ dàng: Vé điện tử được thiết kế với mã vạch giúp cho công việc soát vé trở nên nhanh chóng. Người soát vé chỉ cần quét mã vạch là có thể xác nhận thông tin thay vì phải dò tìm nội dung bằng mắt thường;
Tiết kiệm thời gian: Vé điện tử có thể lưu trữ bằng thiết bị di động và dữ liệu đám mây nên có thể nhanh chóng tra soát, kiểm tra vé;
Rủi ro vé giả được giảm thiểu: Nếu gặp tình trạng vé giả thì 1 ai dùng vé giả để quét sẽ bị báo ngay vì thông tin vé giả chưa có trong hệ thống lưu trữ. Điều này rất thuận tiện cho người sử dụng, cũng như việc quản lý vé.
Tiết kiệm chi phí in ấn vé: Vì là hình thức điện tử, nên vé không cần in thông tin ra giấy. Nhà cung cấp dịch vụ tiết kiệm được việc in ấn vé cho khách hàng của mình.
3. Tem, vé có phải là hóa đơn điện tử không?
Tem, vé có hình thức và nội dung quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP là một trong 06 loại hóa đơn điện tử (điểm a khoản 5 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định này, hóa đơn điện tử bao gồm 06 loại sau:
(1) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn dành cho các tổ chức khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
(2) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
– Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
(3) Hóa đơn điện tử bán tài sản công được sử dụng khi bán các tài sản sau:
- Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị (bao gồm cả nhà ở thuộc sở hữu nhà nước);
- Tài sản kết cấu hạ tầng;
- Tài sản công được Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công bị thu hồi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Vật tư, vật liệu thu hồi được từ việc xử lý tài sản công.
(4) Hóa đơn điện tử bán hàng dự trữ quốc gia được sử dụng khi các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống cơ quan dự trữ nhà nước bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
(5) Các loại hóa đơn khác, gồm:
- Tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP;
- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không;
- Chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế;
- Chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng trừ trường hợp tem, vé, thẻ có hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.
- (6) Các chứng từ được in, phát hành, sử dụng và quản lý như hóa đơn:
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ;
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý.
Như vậy, tem, vé có hình thức, nội dung theo quy định tại Nghị định 123/2020 là hóa đơn điện tử.
4. Nội dung của tem, vé theo Nghị định 123
Theo Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC, nội dung của tem, vé điện tử được quy định như sau:
– Tên: TEM, VÉ
– Ký hiệu mẫu số hóa đơn: Số 5
– Ký hiệu hóa đơn điện tử:
Chữ G: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn giá trị gia tăng;
Chữ H: Áp dụng đối với tem, vé, thẻ điện tử là hóa đơn bán hàng.
Ví dụ: Tem, vé điện tử có ký hiệu: 5C23GNB – là tem, vé điện tử giá trị gia tăng được lập năm 2023.