Đây là hai khái niệm rất dễ nhầm lẫn, tuy nhiên tính chất và mức độ xử phạt với các hành vi này là khác nhau hoàn toàn.
🎯 Các hành vi sau là trường hợp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
🔹 Các hoá đơn chứng từ giả; hoá đơn chứng từ chưa có hiệu lực, hết hiệu lực; hoá đơn trong thời gian bị cưỡng chế ngừng sử dụng
🔹 Hoá đơn điện tử không đăng ký với cơ quan thuế.
🔹 Hoá đơn điện tử chưa có mã với trường hợp phải sử dụng loại có mã của cơ quan thuế.
🔹 Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập từ ngày bên bán được xác định không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký.
🔹 Hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ có ngày lập trước ngày bên bán được xác định không hoạt động hoặc chưa có thông báo về bên lập hoá đơn không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký nhưng đã có kết luận đó là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp bởi cơ quan có thẩm quyền.
🎯 Các hành vi sau được coi là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn (theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
🔹 Ghi không đầy đủ thông tin trên hóa đơn.
🔹 Lập hoá đơn khống, cố tình ghi sai lệch giá trị hàng hoá, dịch vụ; Lập hoá đơn giả.
🔹 Hoá đơn có sự chênh lệch giá trị hoặc tiêu thức giữa các liên.
🔹 Tẩy xoá, chỉnh sửa hoá đơn không đúng quy định.
🔹 Dùng hoá đơn của tổ chức khác để hợp thức hoá cho dịch vụ, hàng hoá mua vào hoặc bán ra.
🔹 Sử dụng hoá đơn chứng từ mà bị cơ quan có thẩm quyền kết luận là sử dụng bất hợp pháp hoá đơn.
🔹 Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
Kế toán hãy tham khảo để nắm rõ sự khác nhau và có hình thức xử lý phù hợp khi gặp các trường hợp này nhé.