Mua bán Hóa đơn trái phép bị xử lý như thế nào?
ĐĂNG NGÀY 1/17/2022 10:03:58 AM

 

Mua bán hóa đơn trái phép là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tình trạng này lại diễn ra khá phổ biến trên thị trường với diễn biến phức tạp cùng giá trị giao dịch không hề nhỏ, thậm chí lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đối với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế đất nước, làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời gây cạnh tranh bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tùy theo tính chất, mức độ, tổ chức, cá nhân thực sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

*** Theo Điều 203, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Phạt tiền từ 50- 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi:

- In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;

- Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng.

Phạt tiền từ 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01-05 năm đối với hành vi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

- Có tổ chức;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;

Phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm

Các mức xử phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này cụ thể là:

- Phạt tiền từ 100-500 triệu đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

- Phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này.

- Có thể bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01-03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01-03 năm.