1. Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
Tại Chương X, Luật Quản lý thuế 2019 nêu: Những nội dung về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có
hiệu lực từ ngày 1/7/2022. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện những quy định về hóa đơn điện tử tại Luật này trước ngày 1/7/2022.
Quy định này của Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được hiểu là quy định chung dành cho hóa đơn, chứng từ điện tử nói chung, bao gồm: hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên quan tới việc giao kết hay thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, nhiều kế toán lại hiểu sai về về quy định này và lầm tưởng về việc lùi thời hạn bắt buộc sáp dụng hóa đơn điện tử đến 1/7/2022. Đây là hiểu nhầm rất tai hại khiến doanh nghiệp tốn kém về chi phí và có thể gặp rủi ro về pháp lý vì không kịp thời chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính đã quy định:
“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử theo hướng dẫn tại Thông tư này”
Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.
Như vậy, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn bắt buộc triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình đã được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP hạn cuối 01/11/2020.
2. Những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt nếu tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy
Chỉ còn vài tháng nữa là tới hạn cuối chuyển đổi sang hóa đơn điện tử. Nếu không tăng tốc chuyển đổi để làm quen với hóa đơn điện tử, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như:
- Tiếp tục thất thoát, đội chi phí từ việc sử dụng hóa đơn giấy
- Không kiểm soát được tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp
- Lãng phí thời gian vào những công việc thủ công mà không đem lại hiệu quả
- Cản trở cho quy trình kinh doanh, làm chậm quá trình thanh toán của khách hàng
- Gấp gáp trong việc chuyển đổi từ Hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử
- Ngoài ra, nếu cố tình chờ đến hạn cuối của lộ trình chuyển đổi, khi việc sử dụng hóa đơn điện tử trở thành bắt buộc thì doanh nghiệp còn có thể phải đối mặt với những gián đoạn, thậm chí là rủi ro pháp lý do những lỗi lầm không đáng có đến từ việc không sử dụng thành thạo hóa đơn điện tử.
Chính vì vậy các doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn giấy cần hết sức lưu ý về những cột mốc trong lộ trình triển khai hóa đơn điện tử trên để không bỏ lỡ thời điểm vàng áp dụng hình thức hóa đơn mới này.
3. Trước 1/11/2020, doanh nghiệp có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn giấy là do đã lỡ in số lượng lớn hóa đơn giấy. Các doanh nghiệp này cho rằng phải sử dụng hết số hóa đơn giấy này thì mới được chuyển đổi sang hóa đơn điện tử.
Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Trong thời hạn chuyển đổi do Chính phủ quy định, từ 01/11/2018 đến 31/10/2020, doanh nghiệp được phép sử dụng đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử).
Do đó, trường hợp doanh nghiệp còn hóa đơn giấy mà vẫn muốn sử dụng hóa đơn điện tử thì hoàn toàn có thể sử dụng song song 2 loại hóa đơn này đến trước ngày 01/11/2020.
4. Doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử dễ dàng với sự hỗ trợ từ A-Invoice
Bên cạnh lý do còn tồn hóa đơn giấy, một số doanh nghiệp chần chừ chưa muốn sử dụng hóa đơn điện tử vì lo ngại thủ tục đăng ký rắc rối và chi phí triển khai tốn kém.
Phần mềm Hóa đơn điện tử A-Invoice hỗ trợ tối đa cho khách hàng các thủ tục đăng ký. Mọi thắc mắc về hóa đơn điện từ Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
- Hotline 24/7. Website: http://asiasoft.com.vn, http://simba.vn/, asiainvoice.vn
- Khu vực miền Bắc: 0936 348 626
- Khu vực miền Trung: 0935.072.299
- Khu vực miền Nams: 0909.605.913