Bán hàng không có hóa đơn đầu vào có quy định gì? Cách xử lý khi hàng hóa không có hóa đơn đầu vào như thế nào? Xem ngay bài viết sau để biết chi tiết.
1. Có được bán hàng khi không có hóa đơn đầu vào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản luật liên quan thì các cơ sơ kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào. Cụ thể:
Đây là hành vi vi phạm phát luật về thời điểm xuất hóa đơn
Các hàng hóa khi cơ sở kinh doanh, tổ chức mua vào mà không có hóa đơn đầu vào thì bên bán được coi là đang vi phạm phát luật về thời điểm xuất hóa đơn và có chế tài xử phạt.
Trường hợp, hàng hóa không có hóa đơn đầu vào do bên làm mất, cháy, hỏng,… thì cần làm các thủ tục khắc phục theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bị xử phạt hoặc gặp các rủi ro về thuế
Việc để hàng hóa không có hóa đơn đầu vào doanh nghiệp sẽ gặp các rủi ro sau nếu cơ quan thuế kiểm tra và phát hiện:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn: Xử phạt vi phạm hành chính
- Không có hóa đơn đầu vào nhằm mục đích trốn doanh thu: Xử phạt hành vi trốn thuế
2. Mức xử phạt khi bán hàng không có hóa đơn đầu vào
Căn cứ tại điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm về thời điểm lập hóa đơn như sau:
Mức xử phạt |
Hành vi vi phạm |
Cảnh cáo |
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ |
3.000.000đ – 5.000.000đ |
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế |
4.000.000đ – 8.000.000đ |
Lập hóa đơn không đúng thời điểm trừ 2 trường hợp trên |
3. Cách xử lý hàng hóa không có hóa đơn đầu vào
Cách 1: Vay, mượn hàng hóa, khi nào có sẽ trả lại
Để hợp thức các hoàng hóa không có hóa đơn đầu vào kế toán có thể thực hiện vay, mượn hàng hóa để xuất và khi nào có hàng sẽ trả lại là được.
Bởi, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Thông tư số 119/2014/TT- BTC thì:
Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
Do vậy, hàng hóa không có hóa đơn đầu vào khi chuyển sang hình thức vay, mượn, hợp đồng, có chứng từ ghi rõ việc vay mượn thì cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn không cần có hóa đơn đầu vào đối với hàng hóa đã xuất.
Cách 2: Mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa
Để hợp thức các hoàng hóa không có hóa đơn đầu vào kế toán có thể thực hiện mua hóa đơn lẻ theo số lượng như trên và nhập kho tính giá thành bình thường để hợp thức hóa.
Lưu ý: Kế toán doanh nghiệp cần hết sức lưu ý khi cân đối thuế thu nhập doanh nghiệp, cần đảm bảo cho các chi phí như: văn phòng phẩm, điện, nước, lương quản lý,… phải bằng (=) với số tiền của hóa đơn lẻ. Điều này sẽ giúp DN tránh phải đóng thuế TNDN của năm tài chính.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hàng hóa không có hóa đơn đầu vào. Hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm rõ quy định, mức phạt và cách xử lý chi tiết.