Trong quá trình chuyển đổi hóa đơn điện tử giai đoạn 2, các doanh nghiệp hẳn sẽ không tránh khỏi việc sai sót, vướng mắc khi xuất hóa đơn gửi cho người mua.
Xử lý như thế nào trước các trường hợp xuất, viết hóa đơn điện tử bị sai theo Nghị Định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC?
Cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Trường hợp 1: Tự phát hiện, chưa gửi cho người mua
- Bước 1: Thông báo cho Cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 2: Lập HĐĐT mới, sau đó gửi đến Cơ quan thuế xin cấp mã mới, Cơ quan thuế tiến hành hủy hóa đơn đã cấp mã lần trước.
- Bước 3: Gửi lại hóa đơn đúng cho người mua
Trường hợp 2: Tự phát hiện, đã gửi cho người mua
🌟 Sai sót thông tin không quan trọng (ghi sai tên, địa chỉ của người mua)
- Bước 1: Thông báo cho người mua
- Bước 2: Thông báo cho Cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 3: Không phải lập lại HĐĐT
- Bước 4: Gửi cho người mua kết quả đã thông báo cho Cơ quan thuế về sai sót.
🌟 Sai sót thông tin quan trọng (Mã số thuế, Số tiền ghi trên hóa đơn, Thuế suất, Tiền thuế hoặc Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng)
- Bước 1: Người mua, người bán lập biên bản ghi rõ nội dung sai sót
- Bước 2: Lập lại HĐĐT mới thay thế có dòng chữ “Thay thế cho HĐ mẫu số…Ký hiệu … số… ngày…tháng năm”. Hoặc lập HĐĐT điều chỉnh cho hóa đơn sai sót có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số …Ký hiệu … số… ngày…tháng năm”
- Bước 3: Gửi lại hóa đơn đúng cho người mua
Trường hợp 3: Cơ quan thuế phát hiện
- Bước 1: Cơ quan thuế thông báo cho người bán theo Mẫu số 01/TB-RSĐT
- Bước 2: Người bán thông báo cho Cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT
- Bước 3: Thực hiện xử lý HĐĐT theo các trường hợp 1,2,3 trên.
Trường hợp 4: Điều chỉnh hóa đơn của Thông tư 32 khi đã chuyển đổi sang Thông tư 78
- Bước 1: Thông báo cho Cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT.
- Bước 2: Lập HĐĐT thay thế gửi cho Cơ quan thuế để xin cấp mã mới
- Bước 3: Gửi lại HĐĐT mới theo Thông tư 78 cho người mua.