Các nguyên tắc kế toán cơ bản ai làm kế toán cũng phải biết
ĐĂNG NGÀY 11/29/2019 11:38:33 AM

Các nguyên tắc cơ bản của kế toán được rút ra từ những kinh nghiệm thực tiễn của tổ chức công tác quản lý kế toán, cũng như hoạt động của những người thực hiện tổ chức công tác kế toán và kết hợp của nghiên cứu của cơ quan chức năng.

Các nguyên tắc cơ bản của kế toán

Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp quan tâm đến thông tin kế toán của doanh nghiệp trên các phương diện, phạm vi và mức độ khác, để đảm bảo tính hữu ích của thông tin kế toán, việc xử lý các nghiệp vụ kế toán và lập báo cáo tài chính, kế toán tài chính phảI tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản đã được thừa nhận

Trong kế toán có các nguyên tắc cơ bản như:

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích

Dựa vào nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ về kinh tế và tài chính của doanh nghiệp có liên quan đến tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được ghi lại trong sổ kế toán ở thời điểm phát sinh, không căn cứ theo thời điểm thực tế thu hay thực tế chi.

Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tỏng quá khứ, ở hiện tại hoặc tương lai.

- Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc giá gốc,

Khi các nghiệp vụ kinh tế như mua bán tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) hay nguyên vật liệu (NVL), … phát sinh thì giá trị của các tài sản này phải xác định theo giá gốc chứ không tính theo giá trị thị trường.

Nghĩa là, giá trị của chúng tính tại thời điểm mua + các chi phí liên quan để đưa vào sử dụng (không bao gồm thuế GTGT).

- Nguyên tắc phù hợp

Theo nguyên tắc phù hợp, khi kế toán ghi nhận doanh thu sẽ phải có một khoản chi phí tương ứng với việc tạo ra doanh thu đó.

Chi phí này bao gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu + chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Ví dụ:

Doanh nghiệp X thuê văn phòng trong vòng 10 tháng. Tháng đầu tiên, doanh nghiệp trả 50 triệu cho 5 tháng (tháng 1 + tháng 2 + tháng 3+tháng 4+ tháng 5). Tuy nhiên theo nguyên tắc phù hợp, kế toán sẽ chỉ phản ánh việc thực hiện phân bổ chi phí trong từng tháng, có nghĩa là 10 triệu/tháng.

- Nguyên tắc nhất quán

Dựa vào nguyên tắc nhất quán, các chính sách cùng phương pháp kế toán được doanh nghiệp lựa chọn phải được áp dụng sao cho thống nhất, mang tính nhất quán với thời hạn ít nhất là một kỳ kế toán/năm.

Với các trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì cần giải trình lý do cũng như sự ảnh hưởng tới từ sự thay đổi đó trong thuyết minh báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc trọng yếu

Theo nguyên tắc trọng yếu,

Các thông tin trọng yếu cần được kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp đầy đủ.

Thông tin trọng yếu là loại thông tin mà nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể dãn đến sai lệch báo cáo tài chính, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.

Tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà tính trọng yếu của thông tin có thể phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin.

Độ trọng yếu của thông tin cần được xem xét trên phương diện định tính và định lượng.

- Nguyên tắc hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính dựa theo nguyên tắc hoạt động liên tục sẽ phải lập trên cơ sở giả định là đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục kinh doanh bình thường trong tương lai gần.

Nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hay thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động.

Với các trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

- Nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng chính là việc kế toán cần thận trọng trong các công việc như xem xét, cân nhắc và phán đoán để lập các ước tính kế toán khi ở vào các trường hợp không chắc chắn.

Tuân theo nguyên tắc thận trọng là:

– Lập các khoản dự phòng theo quy định (không quá lớn, không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện, đảm bảo đúng kỳ của chi phí). Đảm bảo doanh nghiệp không có sự biến động lớn về kinh doanh để có thể đủ nguồn bù đắp nếu có tổn thất.

– Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.

– Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí.

– Doanh thu + thu nhập chỉ được ghi nhận nếu có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu về lợi ích kinh tế. Chi phí chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí..

 

  • Trên đây asiainvoice.vn đã hướng dẫn đến bạn 7 nguyên tắc cơ bản của kế toán.  Để được tư vấn thêm về các chương trình khuyến mại hay giải pháp hóa đơn điện tử A-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM ASIA

  • Số 6, Vũ Ngọc Phan, Đống Đa, Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 0936348626
  • Tel: 024 3776 1663