Các doanh nghiệp có hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty nước ngoài nhưng chưa nắm rõ được thời điểm xuất hóa đơn xuất khẩu theo Thông tư 78?
Cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để nắm được 5 lưu ý về hóa đơn xuất khẩu nhé!
Thời điểm lập hóa đơn
- Theo Điểm c, Khoản 3, Điều 13, Nghị định số 123/2020/TT-BTC. Thời điểm lập hóa đơn xuất khẩu theo Thông tư 78 là thời điểm hoàn tất thủ tục hải quan (ngày xác nhận thông quan).
- Căn cứ theo ngày đã lập hóa đơn xuất khẩu doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu.
Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn
- Theo Điểm c, Khoản 13, Điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 200/2014/TT-BTC:
- Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam có ký hiệu là “đ”. Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ kinh tế bằng ngoại tệ thì đơn giá, thành tiền, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thanh toán… được ghi bằng đơn vị tiền tệ của đồng ngoại tệ.
- Bên cạnh đó người bán thể hiện tỷ giá đồng ngoại tệ so với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Hóa đơn có được sử dụng tiếng nước ngoài không?
- Doanh nghiệp cần ghi chữ nước ngoài trên hóa đơn thì chữ nước ngoài được đặt bên phải và trong ngoặc đơn () hoặc ngay bên dưới dòng chữ tiếng Việt với kích thước nhỏ hơn.
Mã số thuế và địa chỉ của bên mua (ở nước ngoài) trên hóa đơn
- Khi xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, hóa đơn bỏ trống ô mã số thuế.
- Trường hợp người bán cần ghi tên nước ngoài của người mua (ở nước ngoài) thì vẫn cần có tên tiếng Việt của nước đó, tên nước bằng tiếng nước ngoài được ghi trong dấu () với kích cỡ nhỏ hơn.
- Trường hợp người bán chỉ ghi theo tên nước ngoài mà không kèm tên bằng tiếng Việt thì được coi là ghi sai tên công ty trên hóa đơn.
Trên hóa đơn có cần chữ ký của người mua không?
- Trên HĐĐT không nhất thiết có chữ ký của khách hàng mua hàng hay dịch vụ ở nước ngoài.