4 Lưu ý quan trọng khi chuyển dữ liệu đến Cơ quan thuế
ĐĂNG NGÀY 12/20/2021 1:51:38 PM

Khi sử dụng hóa đơn điện tử, trong một số trường hợp, doanh nghiệp phải thực hiện việc chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế. Đây là trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng HĐĐT. 


👇 Dưới đây là 4 lưu ý quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế.
Chi tiết xem tại Chùm ảnh sau:

🎯 Đối tượng phải chuyển dữ liệu HĐĐT đến Cơ quan thuế?

Doanh nghiệp sử dụng HĐĐT không có mã của CQT sẽ phải chuyển dữ liệu HĐĐT đã lập đến CQT qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (chuyển trực tiếp hoặc gửi qua tổ chức cung cấp dịch vụ HĐĐT).

🎯 Phương thức chuyển dữ liệu đến Cơ quan thuế?

Doanh nghiệp sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế có thể thực hiện bằng 2 phương thức sau:

- Chuyển dữ liệu theo Bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP

- Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

🎯 Ngành nghề nào được chuyển dữ liệu HĐĐT theo Bảng tổng hợp dữ liệu HĐĐT?

Doanh nghiệp sử dụng HĐĐT không có mã của cơ quan thuế kinh doanh trong lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện, nước sạch, xăng dầu

🎯 Mức phạt chậm chuyển, không chuyển dữ liệu HĐĐT đến CQT?

Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu HĐĐT như sau:

✔️ Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn:
- 1 - 5 ngày làm việc: Phạt 2-5 triệu đồng
- 6-10 ngày làm việc: Phạt 5-8 triệu đồng
- 11 ngày làm việc trở lên: 10-20 triệu đồng

✔️ Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ: Phạt 8-10 triệu đồng

✔️ Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế: Phạt 10-20 triệu đồng 

Sưu tầm Internet