Tìm hiểu những gì cần biết về Chữ ký số và Chứng thư số
ĐĂNG NGÀY 3/30/2021 10:18:40 AM

Để sử dụng được hóa đơn điện tử hay các văn bản định dạng điện tử khác, khách hàng thường được nghe tới các cụm từ đi kèm là chữ ký số và chứng thư số. Vậy chữ ký số là gì? Chứng thư số là gì? Chữ ký số và chứng thư số có phải là một?

Asia_Soft sẽ giải đáp những câu hỏi ấy tại bài viết dưới đây.

1. Chữ ký số

Chữ ký số có chức năng và hiệu lực tương tự như chữ ký tay truyền thống, đó xác nhận lời cam kết của một cá nhân hay một tổ chức. Cá nhân hay tổ chức một khi đã ký phải chịu trách nhiệm cho mọi lời cam kết trên văn bản đã ký, khi muốn rút lại thì cũng cần thực hiện văn bản hủy tương tự như quy tắc thông thường.

Chữ ký số là chữ ký điện tử, được hình thành dựa trên công nghệ mã hóa công khai RSA, bao gồm một cặp khóa (key pair) bao gồm khóa công khai (public key) và khóa bí mật (private key) trong đó:

  • Public key: Là khóa được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng.
  • Private key: Là khóa trong được dùng để tạo chữ ký số.

Ký số: Là đưa khóa bí mật vào một phần mềm để nó tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.

Chữ ký điện tử thường được sử dụng dưới định dạng token thông thường được lưu trong một usb bảo mật không thể chỉnh sửa và sao chép

2. Chứng thư số

Chứng thư số là một loại chứng thư điện tử, có chức năng và hiệu lực tương đương với chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu trên nền tảng số. Chứng thư số được sử dụng trong môi trường máy tính và internet với vai trò xác nhận danh tính hợp pháp của một cá nhân hoặc một tổ chức.

Thông thường, chứng thư số là cặp khóa và đã được mã hóa dữ liệu gồm các thông tin như: công ty, mã số thuế của doanh nghiệp… Người dùng có thể sử dụng chứng thư để nộp thuế qua mạng, khai báo hải quan và thực hiện các giao dịch điện tử khác.

Các thông tin tối thiểu cần có trong chứng thư gồm:

  • Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Tên của thuê bao
  • Số hiệu
  • Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số
  • Khóa công khai (Public key)
  • Chữ ký số
  • Một vài thông tin khác như: các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng chứng thư số…

3. Phân biệt chữ ký số và chứng thư số

Với đặc biệt như trên, có thể thấy rõ ràng chứng thư số và chữ ký số là hai định dạng điện tử hoàn toàn khác nhau. Hiểu đơn giản, chứng thư số là thông cơ sở để xác nhận chữ ký điện tử có đúng, có hợp lệ hay không; còn chữ ký số là để xác nhận thông tin cho một văn bản, cam kết.

Chữ ký số được xem là hợp pháp, an toàn khi được tạo ra và cung cấp trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và có thể kiểm tra được bằng khóa công khai. Do vậy, muốn có chữ ký số, doanh nghiệp cần đăng ký chứng thư số trước. Và phải có chữ ký số thì doanh nghiệp mới sử dụng được hóa đơn điện tử.

4. Lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử uy tín

Công ty Cổ phần phát triển phần mềm ASIA tự hào là đơn vị triển khai hệ thống Xác thực hóa đơn cho Tổng Cục Thuế từ năm 2015 và các hệ thống lõi của Bộ Tài chính trong gần 20 năm qua.

Phần mềm hóa đơn điện tử A-Invoice đươc ưa chuộng với tính năng ưu việt và giao diện dễ sử dụng, được phân tích và phát triển bởi đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó, A-Invoice có đội ngũ tư vấn tận tâm, chuyên nghiệp và nhiệt tình, luôn sẵn sàng 24/7 để hỗ trợ, phục vụ và đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi sử dụng của sản phẩm.